Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Bệnh trĩ nội NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 610 lượt bình chọn

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn. Khi mắc bệnh, người bệnh không phát hiện và điều trị đúng lúc sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh là vô cùng quan trọng.

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại thực chất là 2 loại bệnh khác nhau đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Trĩ nội là do các tĩnh mạch ở phía bên trên đường lược bị giãn ra quá mức, bề mặt trĩ là lớp niêm mạc ống hậu môn, không có thần kinh cảm giác, triệu chứng của trĩ nội thường là đi cầu ra máu, đau rát, sa búi trĩ, sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.

Trĩ ngoại là do đám rối của tĩnh mạch suy giãn và nằm phía dưới đường lược, búi trĩ luôn nằm bên ngoài không thể đưa búi trĩ sa vào bên trong hậu môn, trĩ ngoại thường không gây chảy máu.

Bệnh trĩ nội và những vấn đề bạn cần biết

Cách phân biệt bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Theo các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Để phân biệt được bệnh trĩ nội trĩ ngoại, người ta dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Sự khác nhau của trĩ nội trĩ ngoại

Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại

  • Vị trí hình thành

Trĩ nội: Bên trong ống hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc.

Trĩ ngoại: Bên ngoài ống hậu môn, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.

  • Đặc điểm

Trĩ nội: Không có thần kinh cảm giác.

Trĩ ngoại: Có thần kinh cảm giác.

  • Tiến trình phát triển

Trĩ nội: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn, sa ra ngoài và tự co lên được ở giai đoạn nhẹ. Về sau, bệnh nặng, các búi trĩ sẽ không tự thụt lên được mà cần có tác động từ người bệnh. Cuối cùng, búi trĩ sẽ xa hẳn ra ngoài.

Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn. Các búi trĩ phát triển ngày càng to, kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo. Búi trĩ bịt kín hậu môn, gây ra tình trạng tắc nghẽn, sưng đau, chảy máu…

  • Dấu hiệu nhận biết

Trĩ nội: Lúc đầu, bệnh nhân sẽ thấy chảy máu khi đi cầu. Càng về sau, lượng máu chảy ra càng nhiều, xuất hiện hiện tượng sa, nghẹt búi trĩ, viêm vùng da quanh hậu môn.

Trĩ ngoại: Các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo, nhiều nếp gấp nằm bên ngoài hậu môn, gây tắc mạch, nhiễm trùng kèm theo tình trạng chảy máu khi đi đại tiện, đau đớn, ngứa ngày vùng hậu môn.

Nếu bạn có dấu hiệu của trĩ nội trĩ ngoại, hãy đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm khám và làm các chẩn đoán bệnh. Tại đây, các bác sỹ sẽ cho bạn biets rõ về tình trạng bệnh của mình và đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Làm gì để không mắc bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Để không mắc bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, mỗi người cần xây dựng cho mình những thói quen sau:

Làm gì để không mắc trĩ nội trĩ ngoại

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước thay vì sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…

+ Tạo thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định.

+ Thường xuyên vận động, đặc biệt đối với những đối tượng phải đứng hay ngồi làm việc trong thời gian dài.

+ Quá trình đại tiện không nên rặn quá mạnh, đặc biệt là tránh là việc riêng như: Đọc sách báo, chơi game, xem phim…

+ Hạn chế đến mức thấp nhất việc mang vác vật nặng.

+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày, tốt nhất là sử dụng bằng nước ấm.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh trĩ nội trĩ ngoại mà các bác sỹ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ cho bạn đọc tham khảo. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!