Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Đại tiện ra máu Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do đâu?

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do đâu?

Điểm trung bình: 4.2/5
Bài viết có ích: 225 lượt bình chọn

     Trẻ đi ngoài ra máu nhầy không phải là dấu hiệu bình thường. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới trẻ bị đi ngoài ra máu nhầy? Sau đây, các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề trên để bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Đi ngoài ra máu nhầy rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do đâu?

     Các chuyên gia hậu môn – trực tràng tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ: Trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhầy là do một số các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng, đường tiêu hóa gây ra, cụ thể:

- Do nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật có chứa nhiều vi khuẩn khiến cho hệ tiêu hóa rất dễ bị nhiễm khuẩn.

     Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đi đại tiện ra máu nhầy… Nếu trẻ đi đại tiện ra máu nhiều lần mà không được can thiệp kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.

- Bệnh lỵ: Đa số, trẻ đi cầu ra máu nhầy là do bệnh lỵ: Lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.

    Đối với bệnh lỵ trực khuẩn: Thường xảy ra ở cấp diễn, trẻ bị sốt cao, đại tiện ngày nhiều lần, phân lỏng có máu nhầy và dễ dẫn đến trạng thái nhiễm độc.

   Đối với bệnh lỵ amip: Tái phát nhiều lần, phân ít nhưng máu nhầy lại ra nhiều, trẻ thường phải dùng rất nhiều sức để rặn.

- Bệnh polyp đại trực tràng: Thường người bệnh polyp đại trực tràng sẽ thấy đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, máu có thể lẫn vào phân nhưng ở trẻ cũng có thể thấy đi ngoài phân nhầy máu. Nguyên nhân được xác định là do khối polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân nhầy máu và dễ nhầm với hội chứng lỵ.

- Bệnh lồng ruột: Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Nếu thấy trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện ra máu nhầy và có thể toàn máu tươi, người mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ...

Đại tiện ra máu và những vấn đề bạn cần biết

Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy?

     Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyên bạn: Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng với số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì có thể gây nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong đặc biệt nếu nguyên nhân là do bệnh lồng ruột. Vì vậy, khi thấy trẻ có hiện tượng đi đại tiện ra máu nhầy, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra. Sau đó, dựa vào nguyên nhân gây bệnh của từng trẻ mà các bác sỹ sẽ đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất.

trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Địa chỉ điều trị hiệu quả đại tiện ra máu

     Hy vọng những thông tin về “trẻ đi ngoài ra máu nhầy do đâu?” mà các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!