Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Đại tiện khó Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?

Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 216 lượt bình chọn

        Đại tiện ra máu, rặn mạnh, đau rát hậu môn... là những biểu hiện của chứng đại tiện khó ở người lớn, khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Đại tiện khó cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng. Vậy, đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì? Bài viết sau đây, các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?

Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?

Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?

        Đại tiện khó có nghĩa là chức năng hậu môn bị suy giảm, phân bị xơ cúng khó di chuyển qua hậu môn, khiến cho hậu môn không thực hiện tốt việc hỗ trợ đẩy phân ra ngoài. Những người mắc chứng bệnh này có thể có số lần đi đại tiện không giảm nhưng thời gian đi đại tiện lại kéo dài. Với biểu hiện đại tiện khó ở người lớn, rất có thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng, đại tràng, cụ thể:

- Táo bón: Khi đi đại tiện khó, bệnh lý đầu tiên nghĩ đến là táo bón. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn táo bón với đại tiện khó là một. Người bị táo bón phân thường khô, cứng, số lần đi đại tiện ít, có khi 1, 2 tuần mới đi một lần. Vì thế, khiến cho mỗi lần đi đại tiện cũng khó hơn bình thường.

- Bệnh trĩ: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến việc đi đại tiện là do triệu chứng sa búi trĩ, búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn, gây tắc nghẽn hậu môn. Chính vì vậy, ảnh hưởng đến chức năng đào thải phân ra ngoài của hậu môn. Bệnh trĩ không chỉ gây khó đi đại tiện ở người lớn mà còn gây đại tiện ra máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Polyp hậu môn: Polyp hậu môn là một tổn thương có hình dạng giống như khối u do niêm mạc đại tràng hoặc do tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Với những polyp hậu môn nằm ở đoạn trực tràng thấp, gần hậu môn thì có thể gây ra triệu chứng ruột kích thích. Từ đó, dẫn đến tình trạng khó đại tiện, mót rặn.

- Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Một số bệnh đường tiêu hóa như: Viêm đại tràng mãn tính, ung thư trực tràng... Đây đều là những bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần cẩn trọng trước dấu hiệu đại tiện khó.

Bệnh Đại tiện khó và những vấn đề bạn cần biết

Đại tiện khó ở người lớn phải làm gì?

        Các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên người bệnh, khi thấy mình có dấu hiệu bệnh đại tiện khó thì nên:

- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi có hàm lượng chất xơ cao. Tránh sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, rượu, bia và các chất kích thích...

- Đi đại tiện đúng giờ: Thay vì có những thói quen đại tiện không đúng cách như: Ngồi lâu, rặn mạnh... thì bạn có thể tập đi đại tiện vào buổi sáng, dùng các loại giấy mềm để hạn chế tổn thương tại hậu môn.

- Uống nhiều nước: Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng hoạt động của ruột.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Việc vệ sinh sạch sẽ thân thể, nhất là hậu môn sẽ giúp người bệnh hạn chế được nhiều nguy cơ viêm nhiễm.

Điều trị đại tiện khó tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Điều trị đại tiện khó tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

        Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Đại tiện khó ở người lớn là bệnh gì?”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện khó hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sỹ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!