Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Đại tiện ra máu Làm gì khi đi vệ sinh ra máu?

Làm gì khi đi vệ sinh ra máu?

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 687 lượt bình chọn

     Đi vệ sinh ra máu là hiện tượng đi đại tiện ra máu lẫn vào phân hoặc dính vào giấy lau. Với dấu hiệu này, không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Vậy làm gì khi đi vệ sinh ra máu? Sau đây, các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề trên cho bạn đọc cùng tham khảo.

đi vệ sinh ra máu

Phải làm gì khi đi ngoài ra máu?

Đi vệ sinh ra máu là bệnh gì?

     Đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, người bệnh có thể đang mắc phải một số bệnh lý như:

- Bệnh trĩ: Trĩ gây ra hiện tư di ve sinh ra mauGiai đoạn đầu, máu chảy không nhiều, chỉ thấy ở giấy vệ sinh có những vệt máu nhỏ. Về sau, bệnh chuyển biến nặng hơn, máu ra nhiều, chảy thành từng giọt hoặc phun thành tia…

- Polyp đại trực tràng, polyp hậu môn: Dấu hiệu điển hình của polyp là đại tiện ra máu. Hiện tượng này có thể xảy ra theo từng khoảng thời gian, không bị táo bón cũng có thể bị chảy máu.

- Nứt kẽ hậu môn: Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu, đau ở vùng hậu môn… do khi bị táo bón, người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy khối phân to cứng ra ngoài gây nứt, rách hậu môn.

- Viêm loét đại tràng: Bệnh này rất hiếm gặp nhưng  nó lại có biểu hiện đi đại tiện ra máu, rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc polyp hậu môn.

- Ung thư trực tràng: Bệnh có những dấu hiệu như: Táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đi ngoài ra máu tươi, cảm giác mót rặn, đau quặn, căng tức vùng hậu môn, đau âm ỉ bụng dưới.

- Ung thư đại tràng: Những người bị ung thư đại tràng, máu thường ra ít, máu có màu xám và dính theo phân mỗi lần đi đại tiện.

Đại tiện ra máu và những vấn đề bạn cần biết

Làm gì khi đi vệ sinh ra máu?

     Hiện tượng đi vệ sinh ra máu không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng. Do đó, người bệnh không được chủ quan, coi thường dấu hiệu đó mà cần thực hiện một số điều sau:

-  Đi thăm khám và điều trị

     Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám khi thấy những dấu hiệu đầu tiên. Sau đó, dựa vào bệnh án và sức khỏe của từng người mà các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa thăm khám hoặc hỏi ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để tránh tối đa các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

-  Thay đổi thói quen sinh hoạt

     Đây cũng là một cách làm giảm thiểu triệu chứng đi vệ sinh ra máu. Người bệnh nên tập cho mình những thói quen tốt như: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thường xuyên vận động, không đứng ngồi quá lâu, không gây áp lực cho hậu môn…

-  Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

     Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày của mình. Chất xơ có vai trò rất quan trọng bởi nó tích nước cho cơ thể, phòng tránh bệnh táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ gồm: Rau cải xanh, súp lơ, hoa quả tươi…

-  Uống nhiều nước mỗi ngày

     Nước có vai trò làm phân mềm, tránh táo bón, giúp cơ thể ổn định, phòng tránh được nhiều bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Nên uống ít nhất 1,5- 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

đi vệ sinh ra máu

Địa chỉ tư vấn và điều trị đâị tiện ra máu

      Hy vọng những thông tin về “làm gì khi đi vệ sinh ra máu?” mà các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!