Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Đại tiện ra máu Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?

Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 216 lượt bình chọn

         Đi cầu ra máu nhưng không đau nhiều khi không phải chỉ do bệnh trĩ hay bệnh táo bón, mà khi một bộ phận nào đó ở hậu môn – trực tràng bị tổn thương thì bất cứ lúc nào bạn cũng đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên, đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn. Vậy, đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao? Bài viết sau đây, các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?

Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?

Đại tiện ra máu là gì?

        Đại tiện ra máu là hiện tượng người bệnh đi đại tiện phát hiện ra máu bám ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Máu có thể là máu đen hoặc là màu đỏ tươi, số lượng máu chảy ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào bệnh lý mắc phải và mức độ bệnh của từng người. Đây là hiện tượng gặp ở rất nhiều người, không phân biệt giới tính, lứa tuổi. Đại tiện ra máu bản thân nó không phải là bệnh nhưng lại là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng.

Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?

       Các bác sỹ chuyên khoa hậu môn – trực tràng cho biết: Thông thường, các bệnh lý vùng hậu môn thường khiến người bệnh đại tiện ra máu kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn khó chịu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đi đại tiện ra máu nhưng không đau cũng là biểu hiện của một số bệnh lý vùng hậu môn, cụ thể:

- Polyp trực tràng: Polyp là một khối u lành tính hình thành bên trong ống hậu môn, với triệu chứng duy nhất là tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau. Vì thế, thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác và không để ý tới. Polyp hậu môn là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh đối mặt với ung thư đại trực tràng nếu như không được điều trị kịp thời.

- Bệnh trĩ: Đại tiện ra máu chính là một trong nhưng dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ. Thông thường, bệnh trĩ ở giai đoạn đầu chỉ có dấu hiệu đại tiện ra máu, người bệnh không cảm thấy đau rát. Chỉ khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn cọ xát với phân trong quá trình đi đại tiện thì mới khiến người bệnh có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu.

- Nứt kẽ hậu môn: Ở giai đoạn mới chớm bệnh, nứt kẽ hậu môn cũng thường chỉ gây đi cầu ra máu nhưng không đau nên thường khiến bệnh nhân chủ quan. Bệnh càng để lâu, các biểu hiện càng rõ ràng, mức độ chảy máu và đau rát ở hậu môn cũng xuất hiện với tần suất cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc điều trị khó khăn hơn và biến chứng cũng theo đó mà nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.

       Như vậy, tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau rát hoàn toàn không phải là những triệu chứng bình thường như nhiều người vẫn nghĩ, mà đằng sau nó là những nguy cơ bệnh tật luôn tiềm ẩn. Do đó, khi có các dấu hiệu ra máu nhiều và không xác định được nguyên nhân là gì, thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.

Điều trị đại tiện ra máu tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Điều trị đại tiện ra máu tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

      Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Đi cầu ra máu nhưng không đau là bị làm sao?”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện ra máu hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sỹ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!