Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Số 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Trang chủ Bệnh trĩ Bị lòi dom nên ăn gì?

Bị lòi dom nên ăn gì?

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 154 lượt bình chọn

Bị lòi dom nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm và gửi về Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng trong thời gian gần đây. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chữa trị bệnh lòi dom. Vậy, bị lòi dom nên ăn gì? Bài viết sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin về vấn đề này.

Bị lòi dom nên ăn gì?

Bệnh lòi dom là gì?

Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ. Theo cách hiểu dân gian thì bệnh lòi dom là một đoạn trực tràng lòi ra ngoài hậu môn và không thể tự co vào trong được. Như vậy, khi bệnh trĩ ở mức độ nặng, khi các búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thì được gọi là lòi dom. Tuy nhiên, với bệnh trĩ ngoại thì ngay ở giai đoạn đầu, búi trĩ đã nằm ngoài hậu môn. Đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là những người bị táo bón, kiết lỵ lâu ngày hay bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng...

Bị lòi dom nên ăn gì?

Bị lòi dom nên ăn gì?Các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên người bệnh nên sử dụng một số loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lòi dom:

- Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước trong mọi trường hợp, nước giúp làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả. Một ngày, người bệnh nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau...có thể uống nước lạnh vào buổi sáng để kích thích đi tiêu.

- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ: Bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm mềm phân, dễ dàng khi di chuyển qua hậu môn. Một số loại rau củ cung cấp chất xơ như: Cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…

- Thực phẩm nhuận tràng: Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như: Rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền... nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh lòi dom. Chuối và khoang lang là loại thực phẩm nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, ăn ít dưa hấu hoặc ăn khoai lang vào các bữa phụ trong ngày.

- Thức ăn nhiều chất sắt: Do bệnh lòi dom gây tình trạng thiểu máu nên người bệnh cần bổ sung chất sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm nhiều chất sắt như: Gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng...

- Một số loại dầu: Trong mỗi bữa ăn, người bệnh nên dùng dầu ô liu, dầu hạt lanh và giấm táo trong món rau trộn. Người bệnh nên dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật trong chế biến món ăn hàng ngày. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá.

Hi vọng những thông tin trên đây, sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bị lòi dom nên ăn gì? Các bác sỹ khuyên người bệnh, ngay khi có dấu hiệu của bệnh lòi dom thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh lòi dom tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Điều trị bệnh lòi dom tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Trên đây là những tư vấn của các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Bị lòi dom nên ăn gì?”. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp, hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 hoặc chat với các bác sỹ của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

ĐĂNG KÝ VÀ ĐẶT LỊCH TRỰC TUYẾN

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh của mình? Hãy đăng ký và đặt lịch ngay tại đây cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí!